Thị trường địa ốc Hà Nội cuối tháng 5 chứng kiến liên tiếp các dự án bung hàng, chào mời khách đầu tư. Từ những tổ hợp khoác 'áo' công trình xanh như Can ho newton, Ecolife Tây Hồ cho tới những dự án nằm trên các khu đất đắc địa còn sót lại trong nội đô như The Legend Tower Nguyễn Tuân, Tháp Doanh nhân... đều có cách chào hàng riêng của mình. Thực tế chiến thuật 'chiết khấu theo nhóm mua' cũng xuất hiện ở dự án Seasons Avenue (quận Hà Đông). Thông qua email 'spam', xuất hiện thông tin Chương trình bán hàng đặc biệt S2 (chỉ áp dụng trong Lễ mở bán ngày 29/5/2016). Đây được cho là xu hướng mới của giới đầu tư am hiểu tâm lý thị trường cũng như thanh khoản của chợ nhà đất. Nôm na, các dự án đã hoàn thành đủ pháp lý bán hàng Tam nhua pvc (hoặc đơn giản chỉ cần đủ điều kiện huy động vốn dưới nhiều hình thức), chỉ mới xây xong từ 1-2 tầng, và hội đủ yếu tố vị trí – hạ tầng – sức khỏe chủ đầu tư, lập tức được quan tâm đặc biệt.
Còn tại thị trường Tp.HCM, lượng giao dịch chỉ đạt 6.300 căn trong quý I/2016, giảm tới 18,2% so với quý IV/2015, tỷ lệ hấp thụ giảm xuống còn 16,8%, mức thấp nhất trong vòng nhiều quý trở lại đây.
"Bí" thực đơn bất động sản cho người ít tiền
12/04/2016 09:34
Cùng chủ đề: Bất động sản Hà Nội
Người Hà Nội chuộng mua căn hộ tại hai quận Nam - Bắc Từ Liêm
Hà Nội: Giá thuê và tỷ lệ lấp đầy trung tâm thương mại suy giảm
Sở hữu nhà ở tại Thủ đô đến nay vẫn là bài toán nan giải với đại đa số những cá nhân, gia đình đang bám trụ ở Hà Nội. Lời giải lại càng khó tìm hơn với những đối tượng chỉ chủ động được tầm tài chính dưới một tỷ đồng, muốn tìm một bất động sản đảm bảo pháp lý (không tranh chấp, kiện tụng, không vướng…quy hoạch) và đúng nghĩa một chốn an cư.
Dù nhu cầu về nơi ở rất cấp bách (dọn về sinh sống trong ngắn hạn), hầu hết khách hàng vẫn 'đính kèm' barem: an sinh tốt, đủ tiện ích xã hội – hạ tầng, yên tâm về chứng nhận quyền sử dụng – sở hữu và nhất là phải có giá bán vừa túi tiền. Phải chăng, bộ tiêu chí này là điều…không tưởng?!
Càng tìm, càng thêm nản?
Sau khi thời hạn giải ngân gói 30.000 tỷ đồng có phán quyết chính thức, kỳ vọng của những người muốn mua nhà ở giá rẻ, được ưu đãi vay tín dụng hầu hết tập trung vào nhà ở xã hội. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm nhà ở có thể đảm bảo 'an sinh quốc kế' tại địa bàn thủ đô nói riêng, các đô thị lớn nói chung chẳng khác nào như muối bỏ biển so với sức cầu vô hạn.
Đến nay, nguồn cung căn hộ nhà ở xã hội tại Hà Nội đượchình thành qua một số dự án như: The Vesta Phú Lãm (Hà Đông), Tứ Hiệp, Đồng Mô (Hoàng Mai), Bamboo Garden (Quốc Oai), 143 Trần Phú, 30 Phạm Văn Đồng hay Bright City, EcoHome…
Về phía người mua, để có thể vượt qua hai vòng xếp hàng (bốc thăm quyền mua, bốc thăm căn – tầng) cùng với hàng loạt quy định 'cứng' về hồ sơ đăng ký mua nhà, vay vốn chẳng khác nào như… leo cột mỡ.
Thậm chí, thời gian vừa qua, tình trạng 'méo mó' trong hoạt động bán hàng, quảng cáo của giới trung gian (gồm cả 'chạy từ A đến Z' hồ sơ, bán suất mua, bán chênh, nhận đặt cọc qua sàn…) cũng xuất phát từ căn nguyên là nhu cầu thực hiện quá tải so với nguồn cung eo hẹp.
Trao đổi với người viết, anh Phạm Hải, một nhân viên làm việc trong một công ty chuyên lắp đặt nội thất cho căn hộ dự án, cho biết: Mua được nhà ở xã hội 'hợp lý – hợp túi tiền' tưởng dễ mà thực ra rất khó. Ở khu gần trung tâm thì quá hiếm dự án kiểu này. Còn ở ngoài vành đai 3, xa nội thị, lại chờ đợi ròng rã vài năm thì thuê nhà là giải pháp tối ưu hơn. Từ Chính phủ, Ngân hàng nhà nước tới các bộ-ngành đều có chính sách ưu đãi về nhà ở xã hội, vậy mà thực tế triển khai vẫn mãi…